TIỂU SỬ

Hình ảnh cụ Lý Minh
Họ và Tên :  LÝ MINH
Bí danh :  CAO MINH
Ngày tháng năm sinh :  1923
Dân tộc :  KINH
Tôn giáo :  Phật
Quê quán :  Làng Ước Lễ, Huyện Thanh Oai, Tỉnh Hà Sơn Bình
Chỗ ở hiện nay :  Số 72 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Trình độ văn hóa :  9/12
Trình độ ngoại ngữ :  Tiếng Hoa và tiếng Pháp
Thành phần gia đình :  Công nhân
Ngày bắt đầu tham gia công tác :  Đầu năm 1976 tại công ty Vải Sợi May Mặc TP. Hồ Chí Minh
Ngày gia nhập các đoàn thể :  1976
Chức vụ, cấp bậc, đơn vị công tác :  Cửa hàng phó cửa hàng May đo nội địa và xuất khẩu.

THÀNH TÍCH:

    Xuất thân từ một gia đình nghèo, từ năm 12 tuổi tôi phải ra Hà Nội làm thuê và học nghề may, trải qua nhiều khó khăn, thử thách, nhưng với lòng yêu nghề và mơ ước góp phần xây dựng cho ngành May Việt Nam có kỹ thuật cao, tinh xảo, vừa mang đặc trưng tính dân tộc, vừa thể hiện được tính thời trang hiện đại của thế giới ngày nay, làm đẹp, duyên dáng thêm cho con người Việt Nam. Trong suốt thời gian làm thợ tôi không ngừng trau dồi nghề nghiệp, học hỏi mọi người, cải tiến mẫu mã thời trang, phục vụ nhu cầu về may mặc trong nước cũng như khách quốc tế. Đồng thời tôi cũng tổ chức các lớp dạy cắt may, tham gia đào tạo bồi dưỡng, kèm cặp nhiều lớp thợ có tay nghề giỏi của Thành phố và một số Tỉnh bạn, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, gia đình con cháu đều theo ngành may (gọi là gia đình may).

    Suốt quá trình làm nghề may, trước đây cũng như sau ngày miền Nam được giải phóng, tôi luôn luôn gắn bó với nghề nghiệp, không làm điều gì trái với đạo đức lương tâm, tôi và gia đình luôn chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nội quy cơ quan cũng như của địa phương nơi sinh sống...

QUÁ TRÌNH THAM GIA CÔNG TÁC:

    Sau ngày miền Nam giải phóng, năm 1976 khi ngành Thương nghiệp Thành phố được thành lập với ý thức muốn được tham gia đóng góp cho Cách mạng, cho xã hội mới, tôi đã tự nguyên xin vào làm việc và xây dựng ngành may đo của Công Ty Vải Sợi May Mặc thuộc Sở Thương Nghiệp Thành phố. Với tay nghề cao và được sự tín nhiệm của lãnh đạo, Công Ty đã giao cho tôi tổ chức cửa hàng May Đo quốc doanh đầu tiên của Thành phố tại số 108 đường Đồng Khởi, và tiếp sau đó là các Cửa hàng 55, 61, 72, 76, 85 và 105 đường Đồng Khởi, Quận 1. Cửa hàng 17 - 19 Lê Lợi, Cửa hàng 72 Nguyễn Huệ.

    Trong quá trình xây dựng ngành may, tôi đã mời được nhiều bạn bè là những nhà may nổi tiếng, có trình độ kỹ thuật cao của Thành phố tham gia vào mạng lưới may đo của Công Ty Vải Sợi như các Ông Vũ Văn Hưng, Lê Kim Bảng, Tống Hữu Phấn, Nguyễn Chánh, Nguyễn Văn Đức, Đinh Văn Xuân, Adam... Sự cộng tác này đã giúp cho lãnh đạo Công Ty Vải Sợi May Mặc xây dựng được mạng lưới may đo khắp các Quận, Huyện trong Thành phố, thu hút được đông đảo người lao động có tay nghề khá, giỏi. Qua đó, tôi đã đào tạo nâng cao tay nghề cho nhiều công nhân may đo của Thành phố cũng như các Tỉnh khắp cả nước, đáp ứng được một phần đáng kể nhu cầu may mặc của bà con lao động với thái độ phục vụ tận tình và kỹ thuật đảm bảo.

    Ngoài ra tôi cũng tích cực đóng góp xây dựng các cửa hàng Trung Tâm, nơi có đội ngũ công nhân tay nghề cao, kỹ thuật cắt may tinh xảo nên khách quốc tế và bà con đến may khá đông, tạo được uy tín tốt cho ngành may đo Việt Nam. Tôi đã vinh dự được Ủy Ban Nhân Dân Thành phố cho phép trực tiếp cắt may cho một đồng chí lãnh đạo Trung ương, các Ban, ngành trong Thành phố, các đoàn chuyên gia nước ngoài và nhiều đoàn cán bộ đi công tác xa. Khi giao hàng đã được các đồng chí biểu dương.

  • Từ 1976 đến 1980, tôi được ban lãnh đạo Công Ty Vải Sợi May Mặc giao nhiệm vụ mở các lớp đào tạo nghề may cho Công Ty và các đơn vị bạn.
  • Tháng 2/1979, tổ chức thi tay nghề cho Xí nghiệp May xuất khẩu Sài Gòn 3.
  • Tháng 4/1979, được Bộ Nội Thương mời ra Hà Nội dự Hội nghị May Mặc và phổ biến kỹ thuật may đo của miền Nam. Trong công tác này, tôi được Giám Đốc Tổng Công Ty Vải Sợi May Mặc tặng giấy khen số 64/GK ngày 21/04/1979. Trong đợt này cũng đã có nhiều Tỉnh mời đến giúp đỡ, bồi dưỡng cho các đồng nghiệp của Tỉnh, nhưng vì thời gian ít nên tôi không đi được…
  • Tháng 9/1979, tôi được Ban lãnh đạo Công Ty Vải Sợi May Mặc đề cử làm thành viên trong Hội đồng Giám khảo tổ chức thi tay nghề cho ngành May toàn miền Nam.
  • Năm 1982, tổ chức Cửa hàng may đo thuộc cửa hàng Tổng hợp số 2.
  • Năm 1984, tổ chức lớp học chính quy đầu tiên của Thành phố, đào tạo thợ may Veston, học viên của Công Ty: 15 người. Của các đơn vị bạn: 20 người. Kết quả: Qua 6 tháng đào tạo được 10 thợ bậc 7(đặc biệt có 03 nữ), 14 thợ bậc 6, 5 thợ bậc 5. Với thời gian 6 tháng đạt được kết quả này đã nói lên sự cố gắng giảng dạy và phương pháp truyền thụ tay nghề. Sau lớp học này tôi đã được Giám Đốc Công ty tặng Bằng khen số 38/84 ngày 01/01/1984, được biểu dương có tinh thần phục vụ lớp học và đánh giá cao về trình độ truyền thụ, giảng dạy.
  • Năm 1985, tổ chức Xí nghiệp May xuất khẩu thuộc Phòng Công nghiệp Quận 1.
  • Năm 1987, tổ chức hai khóa đào tạo may quần và sơmi cho chị em công nhân ngoài biên chế của Công Ty Vải Sợi May Mặc.
  • Năm 1989 tham gia tổ chức Xí nghiệp May xuất khẩu Thi Sách thuộc Phân cục Hải Quan.
  • Tháng 7/1988 tôi vinh dự được Bộ Nội Thương mời tham dự Hội thi chuyên gia của ngành May toàn miền Nam, được Bộ Nội Thương quyết định đề cử là chuyên gia cao cấp ngành may và là thành viên trong Hội đồng Giám khảo.

(Quyết định số 227 ngày 25 tháng 06 năm 1988).



CANGI.VN - Xổ Số Miền Trung - Thông Tin Thuế